Tổng Quan Khủng Hoảng Tín Ngưỡng Liên Minh Xianzhou
Đoạn văn viết về khoa học thường thức lịch sử có tính chất đại chúng. Giới thiệu về đời sống tín ngưỡng của người dân Xianzhou khi chống lại Trù Phú và trước khi Săn Bắn trỗi dậy.
Phần 1
Theo truyền thuyết Xianzhou, một người anh hùng đã đồng lòng góp sức với Toại Hoàng, bắn ra một mũi tên ánh sáng, phá hủy Muldrasil của Thợ Dệt Cánh. Sau đó, không ai rõ tung tích của người anh hùng này, cho đến khi Ngài lên làm "Tư Mệnh Đế Cung", quay về một lần nữa, bảo vệ Xianzhou cho đến nay.
Theo góc nhìn của hậu thế, việc này có vẻ khá kỳ lạ: Đối với người Xianzhou có tuổi thọ trung bình cao tới 800 năm mà nói, cuộc chiến này chỉ là chuyện cũ của 4 thế hệ trước, thậm chí có thể được gọi là "lịch sử cận đại". Còn câu chuyện thần thoại "Dục Hỏa Hóa Thần" không có căn cứ này, lại vẫn trở thành quan điểm lịch sử chính thống nhất của người Xianzhou.
Nếu muốn làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta phải bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín ngưỡng từ năm 3400 đến năm 4000 Lịch Hành Tinh.
Đầu tiên, cần phải làm rõ một sự thật: Tôn hiệu "Tư Mệnh Đế Cung" đã xuất hiện chính thức từ rất lâu trước khi "Săn Bắn" trở thành Aeon. Sau khi người anh hùng đó tiêu diệt Muldrasil cùng với Toại Hoàng, "Tư Mệnh Đế Cung" liền trở thành tôn hiệu của Ngài, và tên húy của Ngài trở thành điều cấm kỵ, không xuất hiện trong bất kỳ tài liệu lịch sử nào.
Sau khi anh hùng "hy sinh" chưa được bao lâu, thảm họa liền nổ ra. Xác Nhập Ma đã làm lung lay triệt để chút tín ngưỡng Yaoshi còn sót lại trong lòng người dân Xianzhou. Bây giờ, một câu hỏi đặt ra trước mắt người dân Xianzhou... Sau khi từ bỏ Aeon mà họ từng tin tưởng, rốt cuộc người Xianzhou nên đi theo vận mệnh của ai?
Công ty Hành Tinh Hòa Bình đã liên lạc với Liên Minh trong thiên niên kỷ đầu tiên của chuyến hành trình, tín ngưỡng "Bảo Hộ" của họ cũng đã gây ảnh hưởng âm thầm đến người Xianzhou. Từ cách xưng hô của người Xianzhou với Aeon có thể thấy rằng, "Tư Mệnh Vá Trời" là "Tư Mệnh" duy nhất ngoài "Tư Mệnh Đế Cung". Do đó, sau khi "Dược Vương Từ Bi" trở thành "Thọ Ôn Họa Tổ", phần lớn người Xianzhou đương nhiên lựa chọn dấn thân vào vận mệnh của Thần Tường Trời Qlipoth, họ được gọi là "Phái Vá Trời".
Trong hơn 600 năm của thời đại khủng hoảng tín ngưỡng, Tư Mệnh Vá Trời từng trở thành tín ngưỡng chủ đạo của Liên Minh Xianzhou. Mặc dù đời sống tín ngưỡng của người Xianzhou ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng rất nhiều địa danh và tên kiến trúc từ thời Tư Mệnh Vá Trời vẫn còn in dấu tích của Ngài trên đất Xianzhou. Chẳng hạn như: "Phố Hổ Phách" ở Yaoqing, "Động Tiên Tường Trời" ở Luofu, "Điện Vá Trời" ở Zhuming, v.v...
Hai tòa kiến trúc tráng lệ nhất trong số đó, lần lượt là "Điện Vá Trời" ở Zhuming và "Cung Hổ Phách" ở Cangcheng, đều do công ty xây dựng. Điện Vá Trời hiện là trụ sở của Học Cung trực thuộc Sở Công Nghiệp Zhuming, còn Cung Hổ Phách đã cùng với Cangcheng biến mất trong dòng sông dài của lịch sử, chỉ để lại nhiều đoạn phim và một bài thơ nhỏ không còn có thể kiểm chứng được tác giả:
"Tựa mình nhìn về Tiên Cung xa, cất bước như thể cưỡi mây lành. Những bức tường vá trời cao vút, Tường Trời tách biệt với núi non."