Cơ Sở Ý Thức Luận Của Học Phái Gốm Đỏ
Một bài viết do hiền nhân của Học Phái Dây Thừng viết, để biện hộ cho ý nghĩa tồn tại của Học Phái Gốm Đỏ. Ý nghĩa triết học rất sâu sắc.

Cơ Sở Ý Thức Luận Của Học Phái Gốm Đỏ

Tác giả: Truyền nhân Học Phái Dây Thừng, Apuleius

Học Phái Gốm Đỏ chưa bao giờ xuất bản bất kỳ quyển sách nào cho họ. Điều này khó tránh khỏi bị người đời phê bình, khiến cho câu hỏi "Học Phái Gốm Đỏ có nên tồn tại hay không" trở thành một cuộc tranh luận không dứt từ khi học phái này ra đời. Với lý do đó, tôi đã viết bài viết này, mong muốn phân tích tính hợp lý từ góc độ của Học Phái Dây Thừng về việc tồn tại của Học Phái Gốm Đỏ. Bài viết này không liên quan đến bất kỳ kiến thức toán học phức tạp nào, nên mọi người cứ yên tâm đọc nhé!

Để chúng ta bàn lại về tôn chỉ lập trường phái của Học Phái Gốm Đỏ. Nghe nói, hiền giả thành lập Học Phái Gốm Đỏ đã tổng kết như sau: "Thông tin được lấy trực tiếp từ các cảm quan là được chắt lọc nhất, những tư liệu chưa qua xử lý này đã tạo nên 'thế giới' yên tĩnh nhất trong mắt của chúng ta." Nói cách khác, ngược lại với Học Phái Dây Thừng, Học Phái Gốm Đỏ từ chối hiểu và phân tích mối quan hệ giữa vạn vật từ góc độ lý trí, chỉ khảo sát phần "thế giới" mà giác quan của mình có thể nhận ra.

Vì vậy, những người phản biện thường cho rằng, trong mắt Học Phái Dây Thừng như chúng tôi, Học Phái Gốm Đỏ chẳng có ý nghĩa gì... Cũng vì thế luôn có người khuyên chúng tôi ra mặt "đề xuất hủy bỏ học phái lãng phí tài nguyên của Điện Cây này".

Nhưng rất tiếc, ngay cả từ góc độ giá trị học thuật, Học Phái Dây Thừng cũng không tán đồng quan điểm này. Với chúng tôi mà nói, Học Phái Gốm Đỏ là một ví dụ tuyệt vời: Nó cố gắng giữ lại phản ứng tiềm thức của con người với vạn vật, và dùng nó để giúp chúng ta nhận biết chính xác tâm trí của mình rốt cuộc là gì.

Nói lý luận khó tránh trừu tượng, dùng một ví dụ (hay là kể một câu chuyện) vẫn hơn. Tôi từng cùng nữ sĩ Socrippe của Học Phái Gốm Đỏ đi dạo Okhema, trong lúc đó, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện như thế này...

Apuleius (Sau đây gọi tắt là "A"): Ý nghĩa của suy luận logic đối với vạn vật, cũng giống như Titan Phụ Thế đứng giữa biển mây.

Socrippe (Sau đây gọi tắt là "S"): Tôi đồng ý, chúng đều là lâu đài trên không.

A: Sao lại nói vậy?

S: Titan Phụ Thế tuy đứng sừng sững trên mây nhưng bên dưới tầng mây vẫn là Thủy Triều Đen cuồn cuộn. Cách ngài cứu chúng ta chính là bảo vệ chúng ta ở tầng mây. Lầu cao có thể xây ở trên không trung - nhưng phải bắc thang bên dưới mới có thể dùng được.

S: Còn về chủ trương của Học Phái Dây Thừng của các bạn, cũng vậy thôi——Lý trí của các bạn may mắn tìm thấy một số chân lý vĩnh cửu, nên ôm chúng không buông, tin rằng như vậy có thể có được sự an toàn cho tâm hồn trong thế giới biến hóa khó lường này.

A: Chân lý là chân lý, mặc kệ người ta có ôm lấy nó hay không.

S: Vì thế, chân lý đối với bạn mà nói chính là vẻ đẹp của tự nhiên.

A: Tôi không bác bỏ cách nói này.

S: Vậy theo như tôi thấy, Học Phái Dây Thừng chỉ là một bộ giác quan tưởng tượng ra cho chính mình: Nó tinh tế hơn mắt và nghe rõ hơn tai.

S: Thứ lỗi cho tôi nói thẳng, đây vẫn là một tòa lầu trên không được dựng lên để bảo vệ bản thân.

A: Bảo vệ cái gì?

S: Bảo vệ tâm trí của các bạn, bằng cách từ bỏ mọi giác quan Titan ban cho các bạn. Mỹ học của các bạn được thực hiện thông qua ảo tưởng - trong hiện thực không hề tồn tại đường thẳng hay vòng tròn, cũng như vô cực hay các giá trị âm đều không hề tồn tại.

A: Chính vì trong hiện thực không có những thứ này, chúng ta mới cần chúng để hiểu hiện thực.

S: Vậy các bạn chẳng qua là đang đi ngược trên một quả cầu. Đi con đường xa nhất chỉ để chạm tới mục tiêu mà khi quay người lại là có thể chạm tới.

A: Dù bạn nói như vậy, tôi cũng không nghĩ rằng từ bỏ suy nghĩ sẽ giúp tôi có được sự yên tĩnh.

S: Tôi đâu có bảo bạn từ bỏ suy nghĩ. Tôi chỉ kiến nghị bạn hãy lắng nghe những gì cảm quan nói với bạn. Trước tiên bạn cần kiên nhẫn với sự tồn tại của mâu thuẫn, lấy đây làm tiền đề, bạn mới có thể có đôi mắt thưởng thức mâu thuẫn.

S: ...A. Dùng cách nói theo phương thức của học phái các người để giúp bạn hiểu ra thật sự quá mệt.

A: Ồ? Dùng cách nói của quý học phái thì quan điểm vừa rồi nên diễn đạt như thế nào đây?

S: Nếu bạn là học sinh của tôi, tôi sẽ bảo bạn ngồi ở đây, không nghĩ gì hết, mà dùng mắt nghe tiếng gió, dùng mũi ngửi hương hoa.

A: Tôi không hiểu.

S: Thế giới vốn dĩ không yêu cầu chúng ta phải hiểu. Cảm quan của bạn có thể cung cấp thông tin cho bạn, thông tin đó thực ra tinh khiết hơn nhiều so với bất kỳ thông tin nào mà lý trí và trí tuệ cung cấp. Bạn chỉ đang chủ động từ bỏ chúng trong suy nghĩ.

A: Tôi không cho rằng những thứ bạn đang ám chỉ có thể dùng lý trí phân tích.

S: Ồ, vậy tôi phải chúc mừng bạn rồi, cuối cùng bạn cũng đã có bước đi đầu tiên để hiểu Học Phái Gốm Đỏ.

S: Đúng vậy, chính vì "lý trí" không phải là vạn năng, nên chúng ta mới cần cảnh giác mọi lúc mọi nơi, tránh việc nó tự cho mình cái gì cũng làm được.

S: Mọi người thường nói, lý trí khiến con người khiêm tốn. Nhưng theo tôi, sự khiêm tốn này chỉ là một kiểu tự cao tự đại khác: Chính vì những ảo giác đó, chúng ta tưởng rằng bản thân thực sự có thể ngang hàng với mọi sự tồn tại cao cả.

S: Dùng cách nói của học phái chúng tôi để nói, sự cố chấp của các bạn về "cái tôi" quá nặng nề. Các bạn vì cảm thấy Titan trên mây rất đẹp, nên tự tưởng tượng ra một đám mây, sau đó đặt bản thân ngang hàng với Titan và cùng tôn thờ trên đó.

A: Bạn không thể phủ nhận sự tráng lệ của Titan Phụ Thế. Ngài ở ngay trước mắt chúng ta. Còn về mây mà chúng tôi tạo ra, đó cũng không phải là tưởng tượng, mà là một thực tế khác.

S: Bạn nói không sai. Nhưng không hoàn thành những sáng tạo này cũng có thể có được sự yên bình trong lòng - Đây chính là sự khác biệt về bản chất giữa hai học phái chúng ta.

Cân nhắc đến việc có thể sẽ có độc giả không hiểu được đoạn đối thoại này, và rốt cuộc tôi và cô Socrippe đang thảo luận về chủ đề gì, tôi sẵn lòng dịch ra một cách đơn giản (nhưng không chính xác): Học Phái Gốm Đỏ từ chối dùng tư duy phân tích để giải thích, mà đang dùng cách của cơ thể để nói với chúng ta rằng, tư duy phân tích không phải vạn năng, trên thế giới này có quá nhiều tri thức (theo quan điểm của Học Phái Gốm Đỏ, nghệ thuật, tình cảm, ham muốn đều là một kiểu tri thức biến thể) không thể dùng tư duy phân tích để tổng kết. Học Phái Gốm Đỏ không phải không giỏi tư duy phân tích (như trong đoạn đối thoại mà tôi ghi lại, có thể thấy rõ, tư duy phân tích của cô Socrippa không hề yếu hơn kẻ thấp kém nào), họ chỉ từ chối dùng một cách đo lường phân tích để giải thích thế giới này, hoặc nói cách khác, họ từ chối biến tư duy thành tư duy đơn giản hơn (đây chính là ý nghĩa cốt lõi của Học Phái Dây Thừng).

Đây cũng là lý do tại sao bài viết này của tôi có tên là "Nền Tảng Ý Thức Học Của Học Phái Gốm Đỏ". Nói theo lý lẽ của Học Phái Dây Thừng thì: Để thể hiện sự tồn tại của tiềm thức, Học Phái Gốm Đỏ không thể không đối kháng trực diện ý thức.

Nếu Học Phái Gốm Đỏ không còn tồn tại, vậy thì Điện Cây sẽ không còn ai thực hành hành động này nữa.

Tôi hy vọng mọi người có thể hiểu được giá trị tồn tại của Học Phái Gốm Đỏ từ góc độ này (Nếu như bạn thực sự không thể thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của họ)