Thư Nghị Định Bảy Hiền Giả
Một trang trong sách giáo dục thiết yếu của học phái Điện Cây Giác Ngộ, nó đã trở thành điểm thi quan trọng tra tấn nhiều thế hệ học giả trong nhiều năm vì "phải học thuộc lòng nguyên văn".

Thư Nghị Định Bảy Hiền Giả

Văn Hiến Lịch Sử Điện Cây Giác Ngộ - Quyển 3 Nhà ghi chép: Học Phái Hạt Trí Tuệ Herodotan Năm 4919 Lịch Ánh Sáng

Sau khi Điện Cây được xây dựng, các học giả vẫn duy trì sự kiềm chế trong các cuộc tranh luận và bất đồng, cứ như thế trải qua hàng trăm năm, và rồi một cuộc tranh luận liên quan đến sự tồn vong cuối cùng đã bùng nổ. Nguyên nhân là sự cân bằng giữa lý trí và tín ngưỡng. Một số học giả cho rằng Điện Cây nên theo đuổi tri thức thuần túy, trong khi một số khác lại chủ trương không nên đi ngược lại với sự tôn kính dành cho Cerces. Cuộc tranh luận ngày càng gay gắt, học giả các phái đã từng chia tách thành bảy nhóm độc lập, mỗi nhóm ở những khu vực khác nhau của Điện Cây tự làm theo ý mình.

Học Phái Liên Thực chuyển từ Sân Đình Từ Ái đến khu rừng hẻo lánh, các học giả của Học Phái Sơn Dương đem theo kỳ thú của mình ẩn cư sâu trong rừng, còn các nhà toán học của Học Phái Dây Thừng thậm chí đã nói rằng muốn rời khỏi Điện Cây, để đi tìm một "vùng tịnh thổ không bị những kẻ ngốc vấy bẩn". Nhìn thấy thánh địa trí tuệ này sắp tan rã, các học phái không thể không ngồi lại bàn đối sách.

Sau ba tháng thương lượng qua lại, cuối cùng bảy phái đã đồng ý tổ chức hội nghị tại Giếng Trời Săn Đuổi Tinh Tú. Hội nghị kéo dài suốt bảy ngày. Theo ghi chép lúc đó, hôm đầu tiên tranh luận gần như mất kiểm soát. Học Phái Kính Bái kiên quyết cho rằng, mọi nghiên cứu nên dựa trên việc tôn sùng Titan. Trong khi đó, Học Phái Kéo Đá đã phản bác rằng, việc tôn sùng quá mức sẽ cản trở việc khám phá chân lý. Học Phái Gốm Đỏ thậm chí còn chỉ trích các học phái khác là "dùng danh nghĩa lý trí để bóp chết tự do của nghệ thuật".

Tranh chấp kéo dài đến ngày thứ tư, một trận giông bão hiếm hoi bất chợt ập đến Điện Cây vào giữa ban ngày, các học giả buộc phải chuyển đến Viện Hữu Nghị để trú mưa. Trong khoảng thời gian tạm dừng nghỉ ngơi này, các học giả bắt đầu suy ngẫm một vấn đề căn bản: Tại sao Cerces lại lựa chọn hình dạng một cái cây để giáng thế?

Học Phái Sơn Dương cho rằng cây cối vừa cần cắm rễ vào lòng đất vừa phải vươn cành lên trời cao, vừa phải tuân theo quy luật sinh trưởng vừa phải thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Các nhà toán học của Học Phái Dây Thừng đã bổ sung rằng, hình dạng của cây đã ẩn chứa kết cấu số học nghiêm ngặt nhất. Và Học Phái Liên Thực lại nhắc nhở mọi người rằng, sự phát triển của cây cối không thể tách khỏi ánh sáng mặt trời, sương mưa và đất bùn, cũng như sự phát triển của tri thức cũng cần được nuôi dưỡng từ nhiều phương diện.

Đến ngày thứ sáu, các phái cuối cùng đã thống nhất về hệ thống quản lý: Thiết lập chế độ bảy hiền giả, để các phái giữ tính độc lập, đồng thời cân bằng lẫn nhau. Nhưng về ứng cử viên hiền giả đứng đầu, thì cuộc tranh luận lại rơi vào bế tắc chưa từng có.

Mỗi trường phái đều cho rằng bản thân gần nhất với khái niệm của Cerces: Học Phái Hạt Trí Tuệ nhấn mạnh việc tìm tòi bản chất sinh mệnh, Học Phái Liên Thực kiên trì tu luyện thân tâm, Học Phái Sơn Dương chủ trương trở về với thiên nhiên, Học Phái Dây Thừng đề xướng tính logic nghiêm ngặt, Học Phái Kính Bái tôn vinh các nghi thức thần thánh, Học Phái Kéo Đá theo đuổi sự cân bằng hoàn mỹ, Học Phái Gốm Đỏ thì giữ gìn tự do nghệ thuật.

Cuộc tranh luận kéo dài một ngày một đêm. Mọi người đã đưa ra rất nhiều phương án: chế độ trực luân phiên, chế độ họp, thậm chí là rút thăm, nhưng đều không thể làm tất cả hài lòng. Trong lúc căng thẳng, thì một chiếc lá từ trên Cây Thiêng rơi xuống, rơi đúng chính giữa bàn đàm phán. Khung cảnh này khiến các học giả có mặt tại đó nhớ đến một câu chuyện ngụ ngôn cổ xưa: Cerces từng nói, gốc rễ của Cây Lý Trí cũng quan trọng như phần cành của nó, nếu bỏ rơi khía cạnh nào, thì cả cây cũng sẽ khô héo.

Trầm mặc hồi lâu, không biết ai đã nói ra một ý kiến trước: Nếu đã không ai có thể đại diện cho lý tính, thì vị trí cao nhất đó cứ để trống như vậy, dùng nó để tỏ lòng tôn kính với Cerces. Ý tưởng này lan truyền trong phòng, và dần dần được mọi người công nhận. Điều này không chỉ tượng trưng cho sự kính sợ với Titan, mà còn nhắc nhở tất cả các học giả: Không ai có thể vượt qua lý tính.

Đến ngày thứ 6, các phái cuối cùng cũng đạt được ý kiến chung về hệ thống quản lý: Thiết lập chế độ bảy hiền giả, để hiện thực hóa sự cân bằng trong Điện Cây. Bảy hiền giả không chỉ đơn thuần là nhà lãnh đạo học thuật, mà còn là một hệ thống quản lý được suy nghĩ thấu đáo.

Đến đây, bảy hiền giả phân chia nắm giữ bảy việc lớn của Điện Cây:
1. Hiền giả Học Phái Hạt Trí Tuệ phụ trách xét duyệt việc thí nghiệm và nghiên cứu, đảm bảo không ảnh hưởng đến sự an toàn của Điện Cây
2. Hiền giả Học Phái Liên Thực quản lý vườn thuốc và bữa ăn hàng ngày, duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của các thầy trò
3. Hiền giả Học Phái Sơn Dương phụ trách quản lý rừng rậm và quái thú, cân bằng giới hạn giữa tự nhiên và nhân tạo
4. Hiền giả Học Phái Dây Thừng phụ trách quản lý thư viện và hồ sơ, đảm bảo việc kế thừa và lưu trữ tri thức
5. Hiền giả Học Phái Kính Bái phụ trách chủ trì các nghi thức quan trọng, duy trì mối liên hệ giữa Điện Cây và Titan
6. Hiền giả Học Phái Kéo Đá phụ trách giám sát huấn luyện kỹ năng cơ thể và tinh thần, bồi dưỡng tu hành thân tâm hợp nhất
7. Hiền giả Học Phái Gốm Đỏ phụ trách giáo dục nghệ thuật, nuôi dưỡng tâm hồn và sự trưởng thành của nhận thức

Thứ hai, thiết lập cơ chế cân bằng nghiêm ngặt:
1. Mỗi vị hiền giả nhiệm kỳ 7 năm, không được do cùng một học phái đảm nhiệm trùng lặp.
2. Những quyết định quan trọng cần ít nhất 5 vị hiền giả đồng ý.
3. Bất kỳ thí nghiệm hay nghiên cứu nào liên quan đến trên ba học phái, cần được các hiền giả liên quan cùng duyệt.
4. Các hiền giả có quyền phủ quyết những hành vi nguy hiểm của học phái.
5. Nếu có vị hiền giả nào thất trách, sáu vị hiền giả còn lại có thể hợp tác tố giác.

Cuối cùng, để đảm bảo việc kế thừa, còn thiết lập chế độ kế nhiệm:
1. Mỗi vị hiền giả cần bồi dưỡng ba ứng viên kế nhiệm.
2. Người kế nhiệm phải được ít nhất bốn vị hiền giả công nhận.
3. Người kế nhiệm của các học phái khác nhau cần phải học tập sở trường của đối phương.
4. Người kế nhiệm cần sống cùng nhau một năm tại Viện Hữu Nghị, để bồi dưỡng sự ăn ý.

Còn vị trí của người đứng đầu sẽ được giao cho Cây Thiêng và bản thân Lý Trí mãi mãi.

Ở cuối thư nghị định, bảy phái cùng viết một đoạn kết: "Chúng tôi theo đuổi tri thức, nhưng không vượt qua thần tính; Chúng tôi tôn sùng tín ngưỡng, nhưng không phản bội lý trí. Như rễ Cây Thiêng đan xen, trí tuệ và sự kính nể phải cùng hỗ trợ lẫn nhau."

Xét về ảnh hưởng sau đó, kết quả mà bảy hiền giả nghị định ra, không chỉ đảm bảo sự phát triển tự do của học thuật, mà còn duy trì cân bằng giữa các phái, quan trọng hơn là, nó đã thiết lập một tấm gương cho hậu thế: Trí tuệ thực sự đến từ sự dung hợp của nhiều yếu tố, chứ không phải sự độc tôn đơn độc. Chính sự cân bằng được xác lập bởi lần nghị định này, đã khiến Điện Cây Giác Ngộ luôn giữ được sức sống trong những năm tháng sau đó.


Phụ Lục: Danh Sách Bảy Hiền Giả Điện Cây Đương Nhiệm

Học Phái Liên Thực: Medea
Học Phái Sơn Dương: ███
Học Phái Dây Thừng: Apuleius
Học Phái Kính Bái: ██
Học Phái Kéo Đá: ████
Học Phái Gốm Đỏ: Socrippe
Học Phái Hạt Trí Tuệ: Anaxa