Một bài thơ tự sự dưới dạng ca hành, lấy chủ đề lịch sử Xianzhou, mô tả cuộc đời hào hùng của người anh hùng lịch sử "Đế Cung".
Phần 1
Nguyên Văn
Đế Cung Tích Triền Ca "Chú thích 01"
Vô Danh
Quân bất kiến tích thì thương thành giai lang can, hung tinh ngão phệ thực bất tiêu. Quân bất kiến tích thì viên kiệu mãn bích khôi, kinh tinh tú sáp lộ điều điều. Quân bất kiến tích thì đại dư cụ sa đường, truỵ nhược lưu hoả tự phần cao. "Chú thích 02" Quân bất kiến tinh hác mạn tế đa điên phái, nhân hoàn vạn thế nhất vy thảo. Thì mang mang hồng mông sơ khởi thự, diêu diêu đại hoang kiến lạm trường. Tứ tắc long hổ tương thôn bác, trung cố vạn thừa cử qua sưởng. Đế tôn minh đoạn nạp chư hầu, kim nhân thu binh diệt duy đăng. Bát duyên bảng bạc chung nhất thống, cửu cai hạo đãng thuỷ đồng phong. "Chú thích 03" Tiên sử tiếp dực thanh thiên tế, canh kích phức canh tư khung tang. "Chú thích 04" Đãn đắc lâu thuyền độ thâm không, quán tinh huyên tường yết dược vương. "Chú thích 05" Cửu mông xuất nhất viết diệu thanh, mông trung động thiên đa nhậm hiệp. Hiệp giả đại dã mạc đế cung, năng bài điêu hồ thú du tinh. Thượng tuyệt thần ngân trích thạch phách, hạ hội tinh uyên đẩu hư kình. "Chú thích 06" Đán tiêu yển ngẫu dao thiết việt, tịch trảm thị nhục khiên tinh kỳ. "Chú thích 07" Ngũ đồng cương loan yên toại diệt, bát lô hà xuyên phân vụ tễ. "Chú thích 08" Truy ức đế quân bình cổ châu, uy võ bất dữ đế cung tề.
Ghi Chú Của Người Hiệu Đính
Chú thích 01: Bài thơ này theo "Thể Ca Hành". Thể loại thơ này được trình bày, gieo vần tự do, cách thức đặt câu linh hoạt, thông thường được đặt tên theo từ "Ca", "Hành". Vì nội dung bài tương đối dài, nên ghi chú, hiệu đính thường đặt theo tiến trình phát triển của câu chuyện để phân đoạn, nhằm giúp độc giả tiện đọc hiểu.
Chú thích 02: Langgan, Bigui, và Shatang đều là "cây tiên" trong thần thoại cổ quốc, truyền thuyết kể rằng toàn thân cây đều là ngọc đẹp cấu thành, quả của nó có thể giúp con người trường sinh bất lão. Daiyu, Yuanqiao và Cangcheng đều là những Xianzhou từng bị hủy diệt: Daiyu năm 1200 Lịch Hành Tinh đã bị hủy diệt trong cuộc kháng chiến đối đầu với dân Trù Phú "Thị Nhục"; Yuanqiao năm 3200 Lịch Hành Tinh đã bị mất kiểm soát trong Cuộc Chiến Gia Tộc, mất tích trong hành trình đi vào Sao Khổng Lồ Đỏ; Cangcheng năm 6300 Lịch Hành Tinh bị hành tinh hoạt hóa "Rahu" nuốt chửng. Từ đó có thể nhận định, thời gian viết bản thảo đoạn thơ này ít nhất vào khoảng sau năm 6300 Lịch Hành Tinh, nhưng cũng có khả năng được người đời sau ghi chép bổ sung.
Chú thích 03: Đoạn này mô tả thời kỳ cổ quốc trong lịch sử Liên minh Xianzhou, Vô Danh Đế Vương rầm rộ thống nhất các hành tinh. "Kim Nhân thu binh" ý kể về câu chuyện Đế Vương thu hồi tất cả binh khí trên toàn cõi, dùng kỹ xảo riêng để duy trì trật tự, trị an.
Chú thích 04: "Tiên Sứ", tức là "Thợ Dệt Cánh" của Dân Trù Phú. "Muldrasil" là hành tinh mẹ, là một "đại thụ" cấp độ hành tinh, có tính chất hấp thu năng lượng hành tinh khác. Qua đây có thể thấy Dân Trù Phú ngay từ thời kỳ cổ quốc đã có những tiếp xúc với nhiều bộ tộc của Xianzhou.
Chú thích 05: "Dược Vương" tức Thọ Ôn Họa Tổ, một Sở của "Trù Phú". Cách gọi này ngày nay đa phần để chỉ vây cánh của "Bí Truyền Dược Vương".
Chú thích 06: "Trích Thạch Phách" để chỉ sự kiện người Xianzhou quan sát được bức tường sao của Aeon "Qlipoth". "Đấu Hư Kình" khả năng có trước "Trích Thạch Phách", nhưng tác giả muốn hành văn thông suốt nên mới đảo vị trí 2 chỗ này; Lại theo ghi chép khác, Đế Cung sinh vào khoảng trước sau năm 1700 Lịch Hành Tinh, tuyệt nhiên không thể tham gia sự kiện này. Đoạn này rõ ràng là đã xê dịch thời gian. Những đoạn sau nếu còn gặp trường hợp này, sẽ không chú thích nữa.
Chú thích 07: "Tiêu Yển Ngẫu" để chỉ sự kiện người Xianzhou giành lại được quyền khống chế Phi Thuyền từ tay Kim Nhân, xảy ra trong khoảng trước sau năm 1400 Lịch Hành Tinh, kết thúc tại Trận Chiến Tuế Dương. "Trảm Thị Nhục" để chỉ cuộc chiến giữa người Xianzhou và Thị Nhục vào khoảng trước sau năm 1200 Lịch Hành Tinh.
Chú thích 08: "Ngũ Đồng", "Bát Lô" dùng để chỉ tất cả chiến thuyền của Liên Minh Xianzhou, cũng không hẳn là con số thực tế.