Báo cáo nghiên cứu sinh thái thực vật khu tầng dưới, trong sách đề cập phần lớn thực vật không thể ăn, không ngon, một số còn kèm cách chế biến.
Phần 1
Nấm Đảm Đèn Xanh
"Dù, chính xác là gì?"
Nấm Đảm Đèn Xanh là một loại nấm sinh trưởng rộng rãi xung quanh Tủy Ngầm. Thân nhỏ, búp nấm hình bán cầu gần phẳng, lõm ở giữa, có rãnh, đường kính 0.5-2cm, có màng, nhẵn, khô, màu từ chàm đến xanh nhạt, màu ở giữa sẫm hơn và mỏng hơn. Thân nấm 3-5cm, dày 1mm hoặc hơn, nhẵn, cong, rỗng. Trên búp nấm thường có một lớp phấn màu sáng, trong môi trường tối, có thể nhìn thấy ánh sáng lờ mờ của búp nấm màu xanh.
Vì thịt nấm dai, không nên ăn trực tiếp. Một số phòng khám sẽ hái Nấm Đảm Đèn Xanh định kỳ để bào chế thuốc, dòng thuốc "Đèn Xanh" có tác dụng giảm đau, và có hiệu quả rõ rệt đối với chứng đau dây thần kinh tam giác, chứng đau nửa đầu, đau do gãy xương và viêm khớp dạng thấp. Có thể nói trong lịch sử của những người khai quật, Nấm Đảm Đèn Xanh đã đóng một vai trò to lớn. Từ "dù" trong tên gọi của nó ban đầu được mượn từ một vật thể thường thấy để mô tả hình dáng của nó, nhưng trải qua một thời gian khá lâu, rất ít cư dân ở tầng dưới biết được dù là vật gì.
Rêu Khoáng
"Trong đường hầm mỏ bỏ hoang phát ra tia sáng xanh yếu ớt, luôn khiến người ta bị miên man bất định."
Rêu Khoáng là một loại thực vật nhỏ có các tế bào phản chiếu hình cầu ở phía chóp, thường phân bố ở các lối vào hang động hoặc trong các hố bị bỏ hoang khi khai thác Tủy Ngầm. Rêu khoáng dùng cấu trúc thực vật chặt chẽ để tích tụ hơi nước và chất hữu cơ trong không khí, rễ giả trong quá trình sinh trưởng có thể liên tục tiết ra các chất có tính axit, và ở trong đường hầm mỏ đã khai thác xong Tủy Ngầm, các chất có tính axit và bột Tủy Ngầm lắng đọng tiếp xúc và hòa tan với nhau, sau đó tạo ra phản ứng hóa học, sẽ giải phóng ánh sáng và năng lượng yếu.
Các sợi mềm mạnh của rêu khoáng thường có hình cầu, có thể phản xạ ánh sáng, hoặc khúc xạ ánh sáng để phát ra ánh sáng xanh huỳnh quang, khi ở sâu trong mỏ khoáng không có ánh sáng chiếu đến, cũng có thể tận dụng triệt để ánh sáng yếu do tác động hóa học tạo ra, để tiếp tục sinh tồn. Rêu khoáng chỉ cần có chút ánh sáng yếu là có thể quang hợp, thường tạo thành một quần xã rêu khoáng quy mô đáng kể trong các hầm khoáng bỏ hoang không người. Và "hành lang rêu sáng" chính là hiện tượng sinh thái khi rêu khoáng mọc dọc theo đường hầm Tủy Ngầm.
Tướng Zombie
"Đây đúng là một zombie không hơn không kém..."
Tướng zombie không phải là zombie thật, cũng không phải là tướng quân thật, mà là một loài cây đã chết có tên là cây đa đại thụ. Trước khi Băng Giá Vĩnh Cửu ập đến, cây đa đại thụ đã có trên đất liền, và là thắng cảnh sinh thái nổi tiếng với một cây duy nhất tạo thành rừng, thời đó vì muốn tỏ lòng kính trọng nên người ta gọi nó là "Tướng quân Sherba". Sau khi bước vào Băng Giá Vĩnh Cửu, phần lộ ra khỏi bề mặt đất của "Tướng quân Sherba" đã chết đi trong môi trường tối tăm đầy gió tuyết, và trong quá trình tử vong từ từ và đau đớn này, rễ của "Tướng quân Sherba" sinh trưởng nhanh hơn, không ngừng chiếm lấy các mạch nước ngầm, hút chất dinh dưỡng, và sau khi thân chính chết đi vẫn mở rộng phạm vi của rễ.
Khi đoàn khai thác Tủy Ngầm chạm phải rễ của nó lần đầu, trong đoàn vẫn có một số người cao tuổi còn nhớ về "Tướng quân Sherba", hầu hết đều vô cùng ngạc nhiên, vì suy cho cùng "Tướng quân" và Belobog cách nhau hơn 100 cây số, cũng bắt đầu từ lúc đó, mọi người gọi những gốc rễ vẫn không ngừng hoạt động và sinh trưởng trong khai thác này là "Tướng zombie". Cho đến ngày nay, "Tướng Zombie" vẫn là một nguồn nguyên liệu quan trọng ở tầng dưới, xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của người dân tầng dưới. Còn về mức độ phát triển của những gốc rễ này, ước tính tối thiểu là dưới một phần trăm.