Tóm Tắt Y Thuật Xianzhou
Cùng các y sĩ tìm tài liệu nối tiếng về y thuật trong Sở Đan Đỉnh

Kỳ Hoàng Biên Soạn

Kỳ Hoàng Biên Soạn

...
...

Tổng Hợp Y Học Liu Hua

Cuốn sách này do nhà y học Liu Hua biên soạn, được công nhận là tác phẩm đặt nền móng cho y học hiện đại của Liên Minh Xianzhou. Liu Hua thuộc Vidyadhara của Xianzhou Fanghu, 300 năm đầu của cuộc đời đảm nhận chức vị Người Bảo Vệ Ngọc bảo vệ Long Tôn Fanghu, 400 năm còn lại về sau luôn là y quan đứng đầu ở bên cạnh Long Tôn Fanghu.

Trong quá trình thực hành và nghiên cứu y học suốt thời gian dài, Liu Hua nhạy bén phát hiện ra vấn đề của y học Xianzhou khi đó: Truyền thống hoài cổ của người Xianzhou được tiếp nối vào lĩnh vực y học, khiến một phần lớn kiến thức y học đều dựa trên kinh nghiệm chứ không phải khoa học. Người Xianzhou khi đó cho rằng, kinh nghiệm có hiệu quả trong hàng ngàn năm nhất định đáng tin hơn hẳn lý luận khoa học trên mặt giấy.

Vì vậy Liu Hua đã viết cuốn "Tổng Hợp Y Học Liu Hua" này, để sắp xếp và giải thích lại nguyên lý của y học Xianzhou một cách khoa học hơn.

Cuốn sách này khi đó không hề được chú ý. Cho đến 93 năm sau khi Liu Hua tái sinh, một nhóm thành viên trẻ tuổi của Sở Đan Đỉnh ở Luofu đã lập nên tổ chức đổi mới được hậu thế gọi là "Phái Hàn Tuyền" ở Động Tiên Hàn Tuyền. Phái Hàn Tuyền đã phát hiện ra tầm nhìn vượt qua thời đại và giá trị y học vô cùng quan trọng của "Tổng Hợp Y Học Liu Hua", và lấy nó làm chuẩn mực.

Lý luận đổi mới của Phái Hàn Tuyền sau này dần dần được Liên Minh tin tưởng, "Tổng Hợp Y Học Liu Hua" cuối cùng đã có được địa vị lịch sử xứng đáng với mình.


"Lý Luận Trường Sinh"

Sở Đan Đỉnh Luofu là bên tiếp xúc sớm nhất với Cây Kiến Tạo, Sở Đan Đỉnh có kiến thức và hiểu biết sâu sắc hơn so với các y sĩ Xianzhou khác về bản chất, kết cấu sinh lý và quá trình biến đổi của Tộc Trường Sinh.

Tác giả của Lý Luận Trường Sinh mà mọi người biết đến là y sĩ Changsang nổi tiếng vào thời đại Thần Giáng. Một số nhà nghiên cứu y sử thường cho rằng cuốn sách này là bản bổ sung, nghiệm chứng của hậu thế dựa trên nguyên tác của Changsang. Trong đó rất nhiều ghi chép về nền văn minh của Tộc Trường Sinh, đều được phát hiện muộn hơn thời đại Thần Giáng.

"Lý Luận Trường Sinh" liệt kê 26 đặc tính sinh lý của Tộc Trường Sinh, và thêm vào tài liệu giải phẫu học, di truyền học làm căn cứ. Trong đó nghiên cứu sinh lý của người Xianzhou có ảnh hưởng sâu sắc tới việc xây dựng chế độ của Sở Thập Vương.

...
...