Một bài phỏng vấn chuyên gia thời tiết, thảo luận nguyên nhân bão băng, có đề cập một số kiến thức khoa học.
Nguồn Gốc Cơn Bão Băng
*Đây là phỏng vấn trên "Nhật Báo Pha Lê - Ấn Bản Cuối Tuần" trước Lễ Hội Mặt Trời*
"Trong Đỉnh Pha Lê"... Bạn có thật sự hiểu rõ bão băng?
Tuần trước, trung tâm khí tượng Belobog đã công bố tín hiệu cảnh báo màu cam đối với bão băng, chịu sự xâm nhập của băng tuyết bên ngoài Nycatha phía bắc, trung tâm khu tầng trên và gần ngoại ô chịu sự tấn công dữ dội của khí hậu bão băng. Đợt mưa băng ngắn lần này mang đến cho Belobog một khung cảnh gọi là "băng đọng", trên nhiều kiến trúc, cây cối đều hình thành lớp băng đọng dài.
Được Đấng Kiến Tạo phù hộ, Belobog vẫn luôn ấm áp, nhưng trong một vài tình huống vẫn sẽ có mưa băng xâm nhập, chúng tôi đã mời chuyên gia khí tượng Belobog giáo sư Yegard giới thiệu sơ lược cho chúng ta về khí hậu "bão băng".
Phóng viên Millie (Sau đây gọi tắt là M): Chào giáo sư Yegard.
Yegard (Sau đây gọi tắt là Y): Xin chào.
M: Tuần trước, ngoại ô Belobog và Thành Phố Ngầm xảy ra khí hậu bão băng hiếm gặp, ngài có thể giải thích đại khái cho mọi người biết nguyên nhân không?
Y: Đài khí tượng chúng tôi hay gọi "bão băng" là "mưa băng", chúng đều chỉ cùng một loại thời tiết. Trước khi nói đến mưa băng, chúng ta cần nhắc đến hiện tượng giảm nhiệt độ bất thường thường xuất hiện ở Belobog trước và sau Lễ Hội Mặt Trời.
M: Là "Mùa Đông Belobog" đúng không. Tòa soạn cũng đã thông báo ở các khu vực rồi.
Y: Trong điều kiện nhiệt độ tổng thể giảm thấp, đúng lúc gặp một luồng không khí lạnh từ ngoài vùng nhà kính Belobog thổi vào, tiến thẳng đến gần ngoại ô thành phố, hình thành mưa băng. Còn khí hậu đảo nóng của Belobog lấy thành phố làm trung tâm, do đó nhiệt độ trong thành khá cao, chỉ hình thành mưa.
M: Gần nhà tôi còn có hiện tượng mưa kèm tuyết nữa. Mưa băng đặc biệt ở chỗ nó hình thành hiện tượng "băng đọng", vậy "băng đọng" hình thành như thế nào?
Y: Đó là do khi không khí lạnh xâm nhập, không khí nóng và lạnh giao nhau. Nhiệt độ dưới ranh giới và nhiệt độ mặt đất giảm dưới băng điểm, còn không khí ở trên ranh giới cao hơn băng điểm và khá ẩm, hình thành giọt mưa rơi xuống tầng khí dưới băng điểm, sẽ biến thành "giọt nước cực lạnh".
M: "Giọt nước cực lạnh" là giọt nước thấp hơn băng điểm?
Y: Đúng vậy, do khí hậu gần mặt đất khá thấp, do đó "giọt nước cực lạnh" vừa tiếp xúc với kiến trúc, cây cối, thảm thực vật hoặc mặt đường sẽ hình thành một lớp băng mỏng trong suốt. "Giọt nước cực lạnh" ở trên cành cây sẽ hình thành "băng đọng", dân gian gọi là "sương đọng trên lá cây".
M: Thì ra là vậy. Vậy theo những gì giáo sư vừa nói, "mưa băng" thật ra là sự kiện xác suất thấp sao?
Y: Đúng vậy. Belobog mỗi năm chỉ giảm nhiệt độ nhẹ trước và sau Lễ Hội Mặt Trời, thời gian thật ra không quá dài. Người dân có thể đến ngoại ô ngắm cảnh "băng đọng" hiếm có với điều kiện đảm bảo biện pháp giữ ấm, giao thông an toàn.
M: Cảm ơn giáo sư Yegard đã mang đến cho chúng ta kiến thức về mưa băng.