Nghiên Cứu Phân Đoạn Điệu Hát Vidyadhara "Lục Ngự Vấn Ẩm Nguyệt"
Quyển nhạc về Điệu Hát Vidyadhara bị thất truyền đã lâu. Nó từng bị cấm nhiều năm vì nội dung mang tính kích động, nhưng ngày nay cũng đã không còn gây nên sóng gió gì nữa.

Nghiên Cứu Phân Đoạn Điệu Hát Vidyadhara "Lục Ngự Vấn Ẩm Nguyệt"

Người biên soạn: Sau khi dẹp yên Loạn Ẩm Nguyệt, vẫn có một số Tộc Vidyadhara âm thầm tưởng niệm Dan Feng, sáng tác rất nhiều tác phẩm văn nghệ, thuật lại đầu đuôi Loạn Ẩm Nguyệt từ góc nhìn của người ủng hộ.

Luofu Lục Ngự cho phép phần lớn thể loại tác phẩm văn nghệ này truyền bá, nhưng Lục Ngự Vấn Ẩm Nguyệt thời bấy giờ có sức ảnh hưởng khá lớn, thậm chí khiến một số Tộc Vidyadhara lập ra tổ chức đối đầu với liên minh. Phủ Thần Sách đành phải cấm diễn vở kịch này và nghiêm cấm in tập nhạc này.

Nhưng hiện nay, Loạn Ẩm Nguyệt và dư âm sót lại đã được dẹp yên từ lâu. Người biên soạn cho rằng, là một loại dấu ấn thời đại, Lục Ngự Vấn Ẩm Nguyệt đáng được xem xét lại để khai thác giá trị nghiên cứu, do đó đã trích lục ra một số phần sót lại trong các tác phẩm phản bác tập nhạc này, cung cấp cho độc giả tham khảo.

...

Tướng quân phẫn nộ, vừa như quát tháo vừa như than thở:
Luofu vất vả trải qua loạn lạc tam kiếp, một mình chống chọi nạn Thọ Ôn,
Vượt qua bao gian nan, nào ngờ Ẩm Nguyệt ngươi lại phản?
Khuyên người sớm bình tâm đổi ý, tránh những việc đáng tiếc xảy ra!
Ẩm Nguyệt nghe xong ngước mắt nhìn lên, ánh mắt sáng ngời:
Khuyên người đừng khuyên ta tham sống, nếu ta sống lâu người đoản mệnh,
Một mai được rời khỏi điện này, trong Phủ Thần Sách vung giáo gậy.
Gây khó dễ, khiến thịnh thế của ngươi hỗn loạn đời đời.
Khơi tai họa, khiến nơi thanh tịnh của ngươi hỗn loạn tầng tầng.
Chư công nắm quyền Luofu trăm ngàn năm, ta một đêm khiến các ngươi mộng trường sinh đoạn giấc, tiên cốt hoán đổi
Tướng quân nghe xong hốt hoảng: Phải làm thế nào ngươi mới chịu giữ yên sự thái bình này?
Ẩm Nguyệt ngẩng đầu lên trời, giọng lạnh lẽo:
Khuyên người giương cung bắn tinh tú, thiêu đốt mắt ta diệt hồn ta,
Khiến cho viễn cổ chìm u ám, không còn trung dũng dám tỏa sáng,
Ép người, cảnh, chim chóc im lặng, như vậy mới giữ được thái bình!

...