Lữ Khách Xuyên Gió Tuyết
Bài học trong giáo trình Belobog, nội dung là một bài thơ kể chuyện của người di cư sống sót.

Lữ Khách Xuyên Gió Tuyết

26 Lữ Khách Xuyên Gió Tuyết ①

Thomas


Nhắc nhở tự đọc

Đây là bài thơ phản ánh giai đoạn đầu của Băng Giá Vĩnh Cửu, khi mọi người từ khắp nơi trên thế giới xuyên qua gió tuyết để đến với Belobog. Khi đó, kỷ băng hà đã đến, gió tuyết ngày càng mạnh, khí hậu cũng ngày càng lạnh hơn, vì muốn truyền lại ánh sáng văn minh nhân loại, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã vượt qua nhiều hiểm trở để đến với Belobog. Bài thơ này ca ngợi Belobog như là một nơi trú ẩn ấm áp, là điểm kết thúc của cuộc hành trình, truyền cảm hứng cho những người dân tị nạn, đang di cư tiếp tục đi về phía trước. Đọc kỹ cả bài thơ để thấy được cách tác giả mượn lời nói của những người tị nạn đang di cư, thể hiện nỗi lo lắng về con đường tương lai chưa biết rõ, nhưng vẫn có thái độ tích cực với niềm tin vững chắc vào tương lai.

Đẩy một lớp sương dày như tường trắng
Phía xa le lói ánh đèn yếu ớt,
Giữa màn tuyết bay,
Thoắt ẩn thoắt hiện như biến mất.
Người di cư cô đơn đi trong giá lạnh,
Trên đường tuyết tĩnh mịch,
Hỡi tiếng chuông mệt mỏi,
Phát ra âm thanh bất lực.

Trong tiếng nhạc du dương truyền đến,
Có thể nghe thấy âm thanh nào đó trong quá khứ đang vang vọng:
Nó có lúc là sự rung động của dây đàn,
Có lúc là âm vang của mặt trống...
Không còn nhìn thấy ánh đèn yếu ớt nữa,
Cũng không thấy bức tường đen tối nữa,
Khắp nơi đều là bãi hoang tàn...
Những gì tôi gặp dọc đường,
Chỉ có cọc đá ghi lại lộ trình...
Ưu sầu, lo lắng... Ngày mai, người nhà,
Ngày mai, tôi sẽ phải đến bến cảng ấm áp đó,
Ăn mừng hành trình kết thúc,
Đặt xương cốt cứng đờ lên giường.

Chúng ta sẽ bước đến ánh đèn phương xa
Phác thảo ra bộ dạng của Belobog,
Đêm dài kéo giãn nỗi mệt mỏi của lữ khách,
Nhưng dù thế nào cũng không thể khiến chúng ta tuyệt vọng.
Hỡi ưu sầu, và người nhà: Hành trình của chúng ta dài đằng đẵng,
Tiếng đàn tiếng trống đã lặng im,
Chỉ còn lại tiếng chuông mệt mỏi vang trong gió,
Hướng về phía ánh đèn từng xuất hiện.

①Tuyển từ "Tuyển Tập Thơ Thomas". Katana-Thomas (Năm 66-12 trước Kỷ Nguyên Kiến Tạo), nhà thơ nổi tiếng. Cuối năm 47 trước Kỷ Nguyên Kiến Tạo, Thomas theo đoàn dân tị nạn di cư xuất phát từ Novgofia, vượt qua gió tuyết ngập trời, cuối cùng đến Belobog. Họ đến nơi được Alisa-Rand tiếp đón thân mật. Người đời sau gọi đây là một cuộc "Viễn Chinh Vĩ Đại". Trong lần di cư này, văn hóa, nghệ thuật và kỹ thuật họ mang đến vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến Belobog thời nay. Thơ của Thomas cũng khích lệ nạn dân di cư cùng anh, được gọi là "Thơ Chiến Đấu".